“Vẽ đường cho… bạn chạy”, lịch trình du lịch Phượng Hoàng Cổ Trấn đầu năm
Trương Gia Giới và Phượng Hoàng Cổ Trấn là hai điểm du lịch gần như nức tiếng của tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc; đồng thời cũng là cái tên vẫn chưa bao giờ hạ nhiệt khi chúng ta nhắc đến những địa điểm du lịch nhất định phải đến một lần trong đời. Hãy cùng tham khảo kinh nghiệm đi Phượng Hoàng Cổ Trấn đầu năm với các điểm must check-in của du lịch Trung Quốc nữa nhé!
Sơ lược về Phượng Hoàng Cổ Trấn
Nằm ở tỉnh Hồ Nam, Phượng Hoàng Cổ Trấn là một trong những thị trấn cổ nổi tiếng nhất Trung Quốc. Ở đây, bạn có thể đắm mình vào hương vị cổ phong của thị trấn hơn 300 tuổi, cảm nhận nền văn hóa phong phú của 28 tộc người thiểu số và khám phá những di chỉ sót lại của các nhân vật lịch sử nổi tiếng và các nhà văn vĩ đại của đất nước Trung Hoa.
Thị trấn cổ này được trao tặng danh hiệu “Điểm du lịch AAAA Quốc gia” vì phong cảnh quyến rũ của nhiều tòa tháp cổ, cầu đường và các tòa nhà khác cũng như văn hóa bản địa vô cùng phong phú.
Sở dĩ nơi đây được đặt tên là Phượng Hoàng Cổ Trấn là bởi vì ở phía Tây Nam của thị trấn, có một ngọn núi rất giống một con phượng hoàng bay lên. Dù chỉ rộng khoảng 10 km2, thế nhưng chắc chắn bạn sẽ yêu thích nó ngay lập tức và bị thu hút bởi vẻ đẹp cổ kính cùng nền văn hóa bản địa sâu sắc.
Mùa tốt nhất để đến tham quan: Tất cả các mùa
Thời gian tham quan lý tưởng: 1-3 ngày
Không có phí vào thị trấn, tuy nhiên sẽ phải mua gói tham quan 148 RMB / người (khoảng 503.000 VND, có giá trị trong 3 ngày) để vào cửa một số điểm tham quan quy định
Ngày 1: Di chuyển đến Trương Gia Giới
Tùy thuộc vào địa điểm của bạn (thành phố bạn đang tham quan trước đó, nơi đáp chuyến bay, v.v…), rất có thể bạn sẽ cần một ngày để di chuyển đến Trương Gia Giới. Đừng ngạc nhiên vì phải dành ngày đầu tiên trong lịch trình để… đi lại, bởi không có tàu cao tốc đến thẳng Trương Gia Giới; vậy nên bạn sẽ phải đi máy bay, tàu hoả hoặc thậm chí là đón xe buýt từ một trong những thành phố gần đó ở Hồ Nam.
Bạn nên dành trọn một ngày trong Khu thắng cảnh Vũ Lăng Nguyên. Đây là nơi có ngọn núi Hallelujah – Cột trục trời Nam nổi tiếng, là nguồn cảm hứng cho bộ phim Avatar. Với sự rộng lớn, cảnh vật như tranh vẽ và gắn liền với bộ phim từng gây sốt một thời như thế, khu thắng cảnh Vũ Lăng Nguyên là một trong những điểm tham quan bạn không nên bỏ qua khi đến Trương Gia Giới nói riêng, và khi đi du lịch Trung Quốc nói chung.Dựa trên kinh nghiệm đi Phượng Hoàng Cổ Trấn và Trương Gia Giới của mình, đây là lịch trình di chuyển gợi ý cho bạn, để đi từ Quảng Châu đến Trương Gia Giới:
Đi tàu cao tốc từ Quảng Châu đến Đường sắt Nam Trường Sa (2.5 giờ)
Đi tàu điện ngầm đến Ga Đường Sắt Phổ Thông Trường Sa (Changsha Normal Railway)
Đi tàu hoả dân dụng từ Ga Đường Sắt Phổ Thông Trường Sa đến Trương Gia Giới (6 giờ)
Đi xe buýt từ trung tâm thành phố Trương Gia Giới đến khu vực Vũ Hán
Nhận phòng và thủ tục check-in
Lịch trình này có thể hơi “nhồi nhét”, tuy nhiên sẽ khá hợp lý với những ai có thời gian eo hẹp, hoặc muốn tận dụng thời gian tối đa tại các điểm tham quan ở Phượng Hoàng Cổ Trấn. Tùy vào điều kiện và thời gian, bạn có thể tùy chỉnh và sắp xếp cho hợp lý nhất với lịch trình cá nhân nhé!
Ngày 2: Tham quan khu danh thắng Vũ Lăng Nguyên
Sau khi bạn đến Trương Gia Giới, bạn có thể lựa chọn đi xe buýt, thuê xe hợp đồng đưa đón riêng (nếu đi theo nhóm hoặc cần di chuyển nhiều), hay đón taxi để đến Khu thắng cảnh Vũ Lăng Nguyên
Ngày 3: Công viên quốc gia Trương Gia Giới
Công viên quốc gia Trương Gia Giới là một công viên riêng tách biệt, dù vẫn được liên kết với Khu thắng cảnh Vũ Lăng Nguyên. Đây là một trong những điểm tham quan yêu thích của nhiều người; bởi nó mang lại cảm giác thanh bình, tĩnh lặng và riêng tư. Đặc biệt những ai yêu thích thiên nhiên hoặc không gian yên tĩnh, chắc chắn sẽ không cưỡng lại được “sức hút” của công viên quốc gia Trương Gia Giới.
Và để đến với tiên giới? Bạn hãy bắt đầu bằng việc thả bộ và tận hưởng không gian tại khu vực Kim Tiên Khê này thôi. Lịch trình gợi ý cho bạn sẽ là ngồi xe buýt đưa đón đến Jinbian (Suối Roi Vàng) và dành khoảng 1-2 giờ đi dạo, ngắm cảnh tại suối. Sau đó, bạn sẽ tiếp tục ngồi xe buýt để đến Cáp Treo Hoàng Thạch Trại. Tại đây bạn có thể lựa chọn ngồi cáp treo hoặc leo núi để lên đến khu vực tham quan trong công viên quốc gia này.
Sau khi đã ngắm cảnh xong, bạn hãy thả bộ xuống Hoàng Thạch Sơn (khoảng 1 giờ), đồng thời ngắm cảnh trên đường đi. Con đường sẽ dẫn bạn về lại Suối Roi Vàng trước khi kết thúc chuyến tham quan tại cổng công viên.
Sau khi đã ngắm cảnh xong, bạn hãy thả bộ xuống Hoàng Thạch Sơn (khoảng 1 giờ), đồng thời ngắm cảnh trên đường đi. Con đường sẽ dẫn bạn về lại Suối Roi Vàng trước khi kết thúc chuyến tham quan tại cổng công viên.
Ngày 4: Ghé đến Thiên Môn Sơn và di chuyển đến Phượng Hoàng Cổ Trấn
Thiên Môn Sơn là một ngọn núi tuyệt đẹp ở giữa thành phố Trương Gia Giới mà bạn nên đến một lần. Theo kinh nghiệm đi Phượng Hoàng Cổ Trấn, trong ngày thứ 4 này, bạn nên thức dậy sớm và đón xe buýt để về lại khu vực trung tâm thành phố Trương Gia Giới. Từ trung tâm, bạn đi bộ đến Cổng vào cáp treo núi Thiên Môn Sơn, mua vé cáp treo và chờ di chuyển lên đỉnh núi.
Tại đây bạn có thể đi bộ xung quanh để tham quan, ghé đến “Cổng Trời” v.v… trước khi đi cáp treo xuống núi để về lại thành phố. Tuỳ vào thời gian bạn dành để tham quan tại đây mà bạn có thể đón các chuyến xe buýt sớm hoặc muộn từ Trương Gia Giới quay về Phương Hoàng Cổ Trấn vào buổi chiều tối (thời gian di chuyển cho tuyến xe này là khoảng 3.5 tiếng).
Lưu ý: Nếu bạn muốn có thời gian thư thả để leo núi và ngắm cảnh thì lời khuyên dành cho bạn chính là hãy mua vé xe buýt và cáp treo trước để tiết kiệm được thời gian. Trên vé sẽ có khung giờ tham quan, và bạn không thể lên cáp treo hoặc lên xe buýt để đi đến Thiên Môn Sơn trước thời gian đã ghi trên vé.
Tại đây bạn có thể đi bộ xung quanh để tham quan, ghé đến “Cổng Trời” v.v… trước khi đi cáp treo xuống núi để về lại thành phố. Tuỳ vào thời gian bạn dành để tham quan tại đây mà bạn có thể đón các chuyến xe buýt sớm hoặc muộn từ Trương Gia Giới quay về Phương Hoàng Cổ Trấn vào buổi chiều tối (thời gian di chuyển cho tuyến xe này là khoảng 3.5 tiếng).
Lưu ý: Nếu bạn muốn có thời gian thư thả để leo núi và ngắm cảnh thì lời khuyên dành cho bạn chính là hãy mua vé xe buýt và cáp treo trước để tiết kiệm được thời gian. Trên vé sẽ có khung giờ tham quan, và bạn không thể lên cáp treo hoặc lên xe buýt để đi đến Thiên Môn Sơn trước thời gian đã ghi trên vé.
Ngày 5: Khám phá trọn vẹn Phượng Hoàng Cổ Trấn
Phượng Hoàng Cổ Trấn là một thị trấn cổ nhỏ ở phía tây tỉnh Hồ Nam, với nét đẹp và sức hút đến từ phong cảnh thiên nhiên, kiến trúc cổ kính và cả nếp sống truyền thống của con người nơi đây. Đây cũng là một trong những du lịch Trung Quốc đẹp nhất, thoả sức cho bạn trổ tài nhiếp ảnh.
Đến Phượng Hoàng Cổ Trấn bằng cách nào?
Từ Trường Sa
Trường Sa có một số xe khách chạy chạy tuyến khứ hồi (đi / về) đến Phượng Hoàng Cổ Trấn, hoạt động mỗi ngày. Mỗi chiều mất khoảng 5.5 giờ di chuyển. Nếu tự lái xe hoặc thuê xe hợp đồng, bạn cũng có thể di chuyển từ Trường Sa, thời gian khoảng 5 giờ.
Từ Trương Gia Giới
Bạn có thể đi xe khách từ Trương Gia Giới với thời gian di chuyển là 4 giờ xe chạy. Cách khoảng 1 hoặc 2 giờ sẽ có một chuyến để đến thị trấn.
Chi phí tham quan tại Phượng Hoàng Cổ Trấn
Không có phí vào thị trấn, tuy nhiên sẽ phải mua gói tham quan 148RMB/người (Có giá trị trong 3 ngày) để vào cửa một số điểm tham quan quy định: Tháp Đông Môn, Cầu Hồng Kiều, Sùng Đức Đường, Cố cư Thẩm Tùng Văn, Cố cư Hùng Hy Linh, Từ đường gia tộc họ Dương, Bảo tàng Phượng Hoàng Cổ Trấn, Cung Vạn Thọ, Bến thuyền Đà Giang.
Tuy nhiên, thông tin trên chỉ mang tính tham khảo bạn nên hỏi trước khi tránh có sự thay đổi về giá hoặc các chính sách bao gồm của gói.
Các điểm tham quan nổi tiếng tại Phượng Hoàng Cổ Trấn
Cung Vạn Thọ
Cung Vạn Thọ (万寿宫) thật sự là điểm ngắm nhìn thiên nhiên lý tưởng, bởi từ đây bạn có thể nhìn thấy những dãy núi cao xếp lớp hoà cùng dòng nước thanh bình, hiền hoà. Đi đến khu vực bên ngoài cổng phía đông, bạn có thể chiêm ngưỡng khung cảnh tuyệt vời này. Được xây dựng cách đây khoảng hơn 300 năm, Cung Vạn Thọ vẫn còn lưu giữ rất nhiều nét kiến trúc cổ, cùng các kho tàng văn hoá vô giá, bao gồm các đồ trang trí được thiết kế đặc biệt và chạm khắc tinh tế.
Bến thuyền Đà Giang
Đà Giang là con sông chính của Phượng Hoàng Cổ Trấn, và đến đây chụp ảnh chắc chắn sẽ là hoạt động không thể thiếu trong lịch trình du lịch Phượng Hoàng Cổ Trấn đầu năm này. Đi thuyền dọc theo sông, bạn có thể nhìn thấy những tòa nhà sàn, Cung Vạn Thọ, v.v … dọc theo bờ sông. Con sông từ lâu đã trở thành một người bạn của cư dân bản địa nơi đây. Những sinh hoạt thường ngày như giặt giũ, lái đò,… đều diễn ra trên sông.
Khi ngắm nhìn Đà Giang, bạn sẽ cảm thấy mình như hoà vào thành là một phần của cố trấn đẹp như một bức tranh thuỷ mặc này vậy.
Cũng sẽ rất tuyệt vời nếu bạn đi thuyền vào buổi đêm, khi các dây đèn lồng đỏ thắp sang soi mình xuống dòng nước, hoà với nhịp sống sôi nổi, vui tươi của một thị trấn vừa cổ kính nhưng cũng vừa hiện đại với nhịp du lịch rộn rã.
Con đường dọc bờ sông Đà Giang
Đã ngồi thuyền thì khi lên bờ, bạn cũng đừng bỏ qua cơ hội thả bộ dọc theo hai bên bờ Đà Giang nhé. Chính ở đây, bạn sẽ có thể ngắm nhìn toàn cảnh con sông quan trọng của cổ trấn, thả từng bước chân giữa con phố đậm chất Trung Hoa cổ. Ở đây cũng chính là nơi bạn sẽ săn được vô số ảnh đẹp luôn đấy nhé!
Cố cư Thẩm Tùng Văn
Trong “Biên thành”, Thẩm Tùng Văn đã khắc họa trấn Phượng Hoàng đẹp như một bức tranh thủy mặc, chậm rãi, yên tĩnh và mong manh. Cố cư của ông được xây dựng vào năm 1866, có bốn hợp viện ngăn cách nhau bởi một giếng trời; và bởi nơi đây có lưu trữ các bản thảo, chữ viết tay v.v… của Thẩm Tùng Văn càng khiến cho cố cư này trở thành một trong những điểm tham quan sang giá của cổ trấn. Đây vốn là phủ đề đốc Quý Châu triều Thanh, ông tổ của nhà văn. Các tòa lâu cao hai tầng, mái phượng hoàng, cửa sổ khắc hoa xinh xắn và cổ kính; đậm nét kiến trúc nhà Thanh.
Cầu Đá Nhảy
Đây đích thực là điểm tham quan ở Phượng Hoàng Cổ Trấn nổi tiếng nhất, bởi hầu như bất kỳ ai đến cổ trấn đều chụp ảnh check-in hoặc “sống deep” ngay tại chiếc cầu đá này.
Tuy cấu trúc đơn giản, nhưng bạn đừng “bé cái nhầm” nhé, chiếc cầu được tạo ra từ các cột đá đã có từ năm Khang Hy thứ 43 (1704), nghĩa là đã hơn 300 tuổi đời rồi đấy! Chiếc cầu đá nhảy này đã tồn tại qua rất nhiều trận lũ cuốn và binh biến loạn lạc, đến hiện tại vẫn góp một phần vào vẻ đẹp cổ kính và thơ mộng của Phượng Hoàng Cổ Trấn.
Một số các địa điểm tham quan ở Phượng Hoàng Cổ Trấn khác mà bạn có thể ghé đến nếu vẫn còn thời gian: Cầu Hồng Kiều, Cố cư Hùng Hy Linh, Từ đường gia tộc họ Dương, Miêu Trại, cầu gỗ, cầu Tuyết Kiều, v.v….
Ngày 6: Di chuyển và quay về
Trong lịch trình du lịch Phượng Hoàng Cổ Trấn đầu năm gợi ý này, ngày thứ 6 sẽ là ngày kết thúc chuyến đi, và sẽ dành để di chuyển và quay về. Tuy nhiên, tuỳ vào thời gian cá nhân, bạn có thể ở lại ngắn hoặc dài tại Phượng Hoàng Cổ Trấn và tận hưởng kỳ nghỉ của mình.
Phượng Hoàng Cổ Trấn không có sân bay hoặc ga tàu, vì vậy bạn sẽ cần đi xe buýt đến Hoài Hoa hoặc Trường Sa, sau đó đi tàu cao tốc hoặc máy bay từ đó.
Tổng kết kinh nghiệm đi Phượng Hoàng Cổ Trấn và Trương Gia Giới
Luôn tuân theo quy định địa phương và tôn trọng các phong tục của người bản địa
Thị trấn không giới hạn giờ tham quan, tuy nhiên một số điểm tham quan ở Phượng Hoàng Cổ Trấn sẽ có giờ mở cửa, thông thường là từ 8:00 sáng – 18:00 tối
Nếu bạn muốn mua đặc sản hoặc các món hàng lưu niệm, hãy chọn những cửa hàng lớn và đông khách để mua sắm đúng giá và chất lượng
Trích: giangnguyen
Trích: giangnguyen