0901 203 305     info.vietnamglobaltours@gmail.com

Tham quan khu vực xung quanh Hồ Hoàn Kiếm


Hồ Hoàn Kiếm

1. Lịch sử Hồ Hoàn Kiếm
Hồ Hoàn Kiếm còn được gọi là Hồ Gươm là một hồ nước ngọt tự nhiên nằm ở trung tâm thành phố Hà Nội. Hồ có diện tích khoảng 12 ha. Trước kia, hồ còn có các tên gọi là hồ Lục Thủy (vì nước có màu xanh quanh năm), hồ Thủy Quân (dùng để duyệt thủy binh), hồ Tả Vọng và Hữu Vọng (trong thời Lê mạt).


Nhìn lại đời mình...: Ảnh cực hiếm về hồ Hoàn Kiếm thập niên 1890

Tháp Rùa nhìn từ quảng trường Paul Bert (nay là vườn hoa Lý Thái Tổ). Trên nóc Tháp Rùa lúc này có tượng Nữ thần Tự do phiên bản thu nhỏ. 
Ngày nay mặt hồ phía Bắc giáp một phần đường phố Đinh Tiên Hoàng, phường Hàng Bạc; phía Đông giáp đường phố Đinh Tiên Hoàng, phường Lý Thái Tổ; phía Nam giáp phố Hàng Khay, phường Tràng Tiền; phía Tây giáp phố Lê Thái Tổ, phường Hàng Trống. Xung quanh Hồ được bó vỉa bằng đá, bao quanh là hệ thống vườn hoa, cây xanh

アン ファミリー ホームステイ | ハノイ 2020年 最新料金 ~│部屋写真 & 口コミ

Tên gọi Hoàn Kiếm chính thức xuất hiện vào đầu thế kỷ 15 gắn với truyền thuyết vua Lê Thái Tổ trả gươm báu cho Rùa thần sau khi mượn gươm chiến đấu, đánh tan giặc Minh, chính thức lên làm vua và gây dựng triều đại nhà Lê thịnh vượng.
Ghi chép đầu tiên về việc vua Lê Lợi nhận được thanh kiếm báu là trong sách “Lam Sơn thực lục”, một cuốn sách sử về Khởi nghĩa Lam Sơn do chính Nguyễn Trãi chủ biên vào năm 1431. Sách chép rằng:
“Khi ấy Lê Thái Tổ cùng người ở trại Mục Sơn là Lê Thận cùng làm bạn keo sơn. Thận thường làm nghề quăng chài. Ở xứ vực Ma Viện, đêm thấy đáy nước sáng như bó đuốc soi. Quăng chài suốt đêm, cá chẳng được gì cả. Chỉ được một mảnh sắt dài hơn một thước, đem về để vào chỗ tối. Một hôm Thận cúng giỗ (ngày chết của cha mẹ), nhà vua tới chơi nhà. Thấy chỗ tối có ánh sáng, nhận ra mảnh sắt, nhà vua bèn hỏi:
- Mảnh sắt nào đây?
Thận nói:
- Đêm trước tôi quăng chài bắt được.
Nhà vua nhân xin lấy. Thận liền cho ngay. Nhà vua đem về đánh sạch rỉ, mài cho sáng, thấy nó có chữ "Thuận Thiên", cùng chữ "Lợi". Lại một hôm, nhà vua ra ngoài cửa, thấy một cái chuôi gươm đã mài-dũa thành hình, nhà vua lạy trời khấn rằng:
- Nếu quả là gươm trời cho, thì xin chuôi và lưỡi liền nhau!
Bèn lấy mảnh sắt lắp vào trong chuôi, thành ra một chiếc gươm hoàn chỉnh. Tới hôm sau, hoàng hậu ra trông vườn cải, bỗng thấy bốn vết chân của người lớn, rất rộng, rất to. Hoàng hậu cả kinh, vào gọi nhà vua ra vườn, được quả ấn báu, lại có chữ Thuận Thiên (sau lấy chữ này làm niên hiệu) cùng chữ Lợi. Nhà vua thầm biết ấy là của trời cho, lòng lấy làm mừng, giấu giếm không nói ra.
Truyền thuyết này được đưa vào nội dung sách giáo khoa của Việt Nam và được viết tiếp đoạn sau, nói về việc Lê Lợi dùng thanh gươm báu đó làm gươm chiến đấu, xông pha chém địch nhiều trận, đánh tới đâu thắng tới đó, cuối cùng đuổi quân Minh bỏ chạy về nước, Lê Lợi được tôn lên làm vua.
Một buổi, vua dạo thuyền trên hồ Lục Thủy, bỗng gặp một con rùa vàng lớn nhô lên mặt nước. Rùa nói: “Xin nhà vua trả kiếm thần cho Long Vương”. Kiếm vừa rút khỏi vỏ đã vút bay về phía rùa, rùa ngậm lấy và lặn biến mất. Từ sự tích này mà hồ Lục Thủy đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm (hồ trả Gươm hay gọi tắt là hồ Gươm)(tức trả lại kiếm). Sự tích “Rùa Thần lấy kiếm” lưu truyền đến tận bây giờ. 

Nằm mơ thấy rùa đánh con gì? Mơ thấy rùa là điềm lành hay dữ?

Vào thời Trần, thủy quân thường chiến tập trận ở hồ cho Chúa ngự trên lầu Ngũ Long xem, nên gọi là hồ Thủy Quân. Đến cuối thế kỷ XVI, chúa Trịnh dựng Phủ chúa với nhiều lâu đài, cho ngăn hồ thành hai phần tả - hữu, cung điện xây dựng bên bờ phía Tây của hồ, lúc này nhìn từ Phủ chúa ra hồ, phía hồ trên gọi là hồ Tả Vọng (nhìn từ bên trái) và phía hồ dưới gọi là hồ Hữu Vọng (nhìn từ bên phải). Đến năm 1884, thực dân Pháp sau khi chiếm Hà Nội, hồ Hữu Vọng đã bị chúng cho san lấp hết để mở mang phố phường, chỉ còn lại hồ Tả Vọng chính là hồ Gươm ngày nay. Cho dù vua chúa đặt tên gì thì đặt, nhưng dân chỉ quen gọi hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm.
Sách “Long Biên bách nhị vịnh” của tác giả Bùi Cơ Thúc, cũng viết dưới thời nhà Nguyễn, thì chép rằng:
“Vua Lê Thái Tổ khi bắt đầu khởi nghiệp ở Lam Sơn có nhặt được một thanh gươm ở trên bờ sông Lương. Trên gươm có chữ “Thuận Thiên”, nên sau Vua lấy hiệu cũng là Thuận Thiên. Khi dẹp xong giặc, gươm được cất tại kho chứa vũ khí ở bãi giữa hồ, do vậy hồ có tên là Hàm Kiếm (chứa Kiếm). Đời Lê Tương Dực (1509-1516), khi vua này ngự trên hồ, xem cây gươm, thì gươm rơi xuống nước, tìm không thấy. Vài ngày sau, trên hồ mưa to sấm động, gươm hóa rồng bay lên trời”.
2. Di chuyển đến Hồ Hoàn Kiếm
Xe bus công cộng
Có rất nhiều tuyến xe bus đi qua hồ Hoàn Kiếm, đây cũng là loại phương tiện phù hợp và tiết kiệm với những bạn ở xa khu vực trung tâm phố cổ.
Điểm dừng bãi đỗ xe bờ hồ: có xe 09, 14
Điểm dừng Bưu điện thành phố Hà Nội: có xe 08, 09, 31, 36
Điểm dừng ngã 3 Lê Thái Tổ, Hàng Trống: có xe 09, 31, 36
Điểm dừng số 15 Đinh Tiên Hoàng: có xe 36
Điểm dừng ngân hàng nhà nước Việt Nam: có xe 04, 11, 18, 23, 34, 40
Điểm dừng cung văn hóa thiếu nhi Hà Nội: có xe 04, 08, 11, 18, 23, 40
Taxi
Nếu đi taxi thì bạn có thể lựa chọn những hãng taxi uy tín như Mai Linh, Taxi group, Vic Taxi, Mỹ Đình hoặc nếu muốn rẻ hơn thì bạn có thể đi các hãng Thanh Nga, Ba Sao, Thành Công…
3. Đi lại ở Hồ Hoàn Kiếm
Xe điện
Xe đi qua 28 tuyến phố thương mại, 13 phố nghề, 22 đình, 9 đền, 3 chùa, 8 di tích lịch sử, thắng cảnh khu vực hồ Hoàn Kiếm và chợ Đồng Xuân. Mỗi ô tô điện chở được 8 người, đi trong khoảng thời gian   35 – 60 phút/chuyến.
Thời gian hoạt động ban ngày từ 8h30 – 16h30, buổi tối từ 19h – 23h; thời gian xe dừng đỗ tại các điểm là 20 giây.
Điểm xuất phát là nhà ga ô tô điện đường đôi Đinh Tiên Hoàng (gần đài phun nước trên quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục).

Hà Nội đề xuất mở rộng mạng lưới xe điện 4 bánh vận tải hành khách - Báo  Giao Thông

Xích lô
Tham quan hồ Hoàn Kiếm, ngoài việc di chuyển bằng xe điện, các bạn có thể lựa chọn xe xích lô.
Dạo phố bằng xích lô vừa thong dong hóng mát vừa đủ để các bạn có thể ngắm nhìn khung cảnh xung quanh. Nhưng cần lưu ý nhé vì bây giờ ở Hà Nội cũng có nhiều xích lô nhái thương hiệu và giá lại đắt. Các bạn nên chọn những hãng có uy tín, tên công ty đầy đủ, có biển số xe rõ ràng. Ngoài ra, trước khi lên xe, bạn nên thương lượng trước với tài xế về giá cả.

Thượng đỉnh Mỹ-Triều 2019: Du khách đến Hà Nội tăng mạnh nhờ Hội nghị  thượng đỉnh Mỹ-Triều Tiên - Ảnh thời sự trong nước - Văn hoá & Xã hội -  Thông

4. Các địa điểm tham quan ở Hồ Hoàn Kiếm/Hồ Gươm
Từ hồ Hoàn Kiếm, các bạn có thể đi dạo bộ quanh hồ hoặc tham quan các điểm dưới đây:
Tháp Rùa: nằm ở trung tâm hồ, được xây dựng trong khoảng từ giữa năm 1884 đến tháng 4 năm 1886 trên gò Rùa và chịu ảnh hưởng kiến trúc Pháp. Tháp hình chữ nhật, phía trên cửa tháp có 3 chữ Quy Sơn tháp (tháp Núi Rùa). Bạn chỉ có thể chiêm ngưỡng tháp Rùa từ xa.

Tập tin:Thap rua.jpg – Wikipedia tiếng Việt

Khu di tích tượng đài vua Lê: Khu di tích tượng đài vua Lê Thái Tổ nằm ở số 18 Lê Thái Tổ, được xây dựng vào cuối thế kỉ 19 trên khu vực đền thờ cũ. Tượng cao 12m được đúc bằng đồng, đặt trên một trụ đá cao nhìn ra phía hồ. Ở phía trước tượng là nhà phương đình xây gạch với hai tầng mái.

Chuyện ít biết về Hà Nội: Vua Lê bị 'nhốt' 34 năm | Văn hóa | Thanh Niên

Đảo Ngọc Sơn – Đền Ngọc Sơn: Đảo Ngọc Sơn nằm ở phía Bắc hồ, nền cung Thụy Khánh cũ (bị Lê Chiêu Thống cho người đốt để trả thù chúa Trịnh). Trong đền thờ Văn Xương Đế Quân, Trần Hưng Đạo, Lã Đồng Tân, Quan Công… quanh đền là quần thể di tích kiến trúc mang nhiều giá trị lịch sử và ý nghĩa nhân văn gồm cầu Thê Húc, tháp Bút, đài Nghiên, đình Trấn Ba.

100+ hình ảnh di tích lịch sử hà nội - hinhanhsieudep.net

Cầu Thê Húc (giữ ánh sáng mặt trời): là chiếc cầu dẫn ra đảo Ngọc Sơn do danh sĩ Nguyễn Văn Siêu cho xây dựng vào năm 1865, được làm bằng gỗ, sơn đỏ.

Phố cổ Hà Nội - Photos | Facebook

Tháp Bút (hình cái bút lông): cao 9m, trên tháp có 3 chữ “Tả Thanh Thiên” (Viết lên trời xanh), được xây trên một gò đất nhỏ.

Du lịch Bắc Ninh - Văn hóa Việt Nam

Phố cổ Hà Nội: Ở cạnh Hồ Gươm là các phố cổ như Hàng Ngang, Hàng Đào, Hàng Đường,… nơi du khách có thể tham quan, khám phá cuộc sống, văn hóa và con người cũng như nét ẩm thực độc đáo của Hà Nội.
Đài Nghiên: Ngay tại lớp cổng thứ ba từ ngoài đường Đinh Tiên Hoàng đi vào đền Ngọc Sơn, các bạn sẽ nhìn thấy trên cổng có 2 chữ nghiễn đài (tức là Đài Nghiên). Bên dưới 2 chữ đó là một bức cuốn thứ có 64 chữ đắp nổi. nhìn lên cao sẽ thấy một khối đá sẫm màu. Đó chính là nghiên mực đặt trên Đài Nghiên, là một biểu tượng văn chương tương xứng với Tháp bút.

Hà Nội tăng cường quản lý hoạt động bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch  sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh

Tháp Hòa Phong: nằm ở bờ Đông Nam Hồ Hoàn Kiếm, đường Đinh Tiên Hoàng, là một di tích cổ còn sót lại của chùa Báo Ân mà bây giờ là bưu điện Hà Nội (một ngôi chùa lớn xây năm 1842). Tháp Hòa Phong là di tích cổ còn sót lại của chùa Báo Ân sau khi đã bị người Pháp phá hủy để lấy đất xây bưu điện.

Các Địa Điểm Du Lịch Không Thể Bỏ Qua Khi Đến Hà Nội (P1)

Đền Bà Kiệu (Thiên Tiên điện): nằm ở số nhà 59 Đinh Tiên Hoàng đối diện . là một trong những ngôi đền Mẫu được dựng sớm nhất ở nước ta, thờ ba vị nữ thần: Liễu Hạnh Công chúa, Quỳnh Hoa và Quế Nương.

Top 10 ngôi đền linh thiêng trên địa bàn Hà Nội. - TopShare

Vườn hoa Lý Thái Tổ – Tượng Lý Thái Tổ: được xây dựng năm 2004 nhằm tôn vinh vua Lý Công Uẩn – vị Hoàng đế đã có công lớn trong việc dời kinh đô từ Hoa Lư ra Thăng Long (Hà Nội ngày nay). Tượng đài Lý Thái Tổ đặt trong vườn hoa; đây là điểm sinh hoạt, vui chơi mang tính cộng đồng của người dân Hà Nội.
Nhà hát Lớn Hà Nội: là lạc trên quảng trường Cách mạng tháng Tám, đầu phố Tràng Tiền, không xa hồ Hoàn Kiếm lắm được người Pháp khởi công xây dựng năm 1901 theo mẫu Nhà hát Opéra Garnier ở Paris nhưng nhỏ hơn. trở thành một hình ảnh quen thuộc, đặc trưng của thành phố Hà Nội.
Tràng Tiền Plaza: là một trong những trung tâm mua sắm lớn và sang trọng bậc nhất Hà Nội, nếu buổi tối, các bạn đi qua đây sẽ thấy choáng ngợp bởi vô số ánh đèn rất đẹp mắt.
Nhà hát múa rối Thăng Long: là một trong những địa điểm biển diễn nghệ thuật múa rối nước nổi tiếng nhất Việt Nam. Nhà hát mở cửa tất cả các ngày trong tuần và có đến tối đa 6 suất diễn trong ngày, giá vé dao động từ 60.000-100.000đ/vé.
Phố Đinh Lễ: được mệnh danh là “thiên đường” của sách, đa dạng chủng loại từ sách chuyên ngành, văn hoá, lịch sử, triết học, kinh tế… đến những cuốn sách kinh điển hay những tác phẩm văn học hiện đại…Đặc biệt giá sách ở đây rất rẻ, chất lượng sách tốt.
Kem Tràng Tiền: Kem Tràng Tiền được biết đến là thương hiệu nổi tiếng của Hà Nội, nơi đây không bao giờ vắng khách, đông nhất là vào chiều tối. Mỗi buổi chiều người ăn kem chen nhau xếp hàng mua kem kéo dài từ trong ra tận ngoài đường – vừa đứng vừa ăn kem.
5. Những khách sạn/homestay nằm gần khu vực hồ Hoàn Kiếm
Hà Nội Central 
Đứng vịt rí thứ nhất là Hà Nội Central Homestay  –  là một Nhà Nghỉ khách sạn 2 sao gần hồ hoàn kiếm Hà nội giá rẻ, trung tâm phố cổ Hà Nội ,ngay phố đi bộ, chợ đồng xuân đạt tiêu chuẩn2 sao mới, được thiết kế hiện đại với dịch vụ chu đáo, chuyên nghiệp. Khách sạn tọa lạc trên phố Mã Mây, một con phố quyến rũ với những quán cafe nằm dọc 2 bên đường và chợ ngoài trời.
Tiện Nghi của Hà Nội Central Homestay : Điện thoại, kênh truyền hình vệ tinh, kênh truyền hình cáp , TV màn hình phẳng , Két an toàn , điều hòa nhiệt độ , bàn , thiết bị ủi yêu cầu , vòi hoa sen , Bồn tắm, Máy sấy tóc, đồ dùng trong nhà miễn phí , nhà vệ sinh , phòng tắm , Dép, trà / cà phê nhà sản xuất , Đồ uống, dịch vụ báo thức dịch vụ, đồng hồ báo thức . Ăn sáng buffet , trà hàng ngày, cà phê , nước trái cây .Nhà Nghỉ ven Hồ Hoàn Kiếm – Hà Nội Cantral Homestay cung cấp dịch vụ cho thuê xe đạp và xe hơi. Đền Ngọc Sơn và Ô Quan Chưởng đều nằm trong bán kính 400 m từ Hanoi Central Homestay Inn. Sân bay Quốc tế Nội Bài cách đó 21 km. 
Giá Phòng: 400.000 – 800.000đ/phòng
Địa chỉ: 109 Phố Mã Mây, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Hanoi Brilliant Hotel & Spa
Gần với một số địa danh nổi tiếng ở Hà Nội như Nhà Thờ Lớn (0,2 km) và Imperial Citadel of Thang Long (1,1 km), Hanoi Brilliant Hotel and Spa là lựa chọn lý tưởng của khách du lịch.
Nếu bạn tìm kiếm các hoạt động giải trí, Lăng Chủ Tịch Hồ Chí Minh (1,6 km), Phố Cổ Hà Nội (0,7 km) và Hỏa Lò (0,7 km) đều là những trải nghiệm thú vị, và nằm trong khoảng đi bộ từ Hanoi Brilliant Hotel and Spa.
Giá Phòng: 300.000 – 800.000đ/phòng
Địa chỉ: 44 Hàng Trống Hoàn Kiếm, Hà Nội
Melia Hà Nội
Khi ở tại Melia Hotel Hanoi, du khách có thể khám phá Nhà Thờ Lớn (0,5 km) và Nhà Hát Lớn Hà Nội (1,2 km), những điểm đến hàng đầu của Hà Nội.
Melia Hanoi là khách sạn sang trọng cung cấp tv màn hình phẳng, tủ lạnh và quầy bar mini trong phòng và thật dễ dàng kết nối khi ở đây vì wifi miễn phí được cung cấp cho khách.
Khách sạn cung cấp dịch vụ phòng và nhân viên hỗ trợ khách. Hơn nữa, khách có thể tận hưởng bể bơi và bữa sáng, vốn đã làm cho khách sạn trở thành lựa chọn phổ biến của khách du lịch khi đến Hà Nội. Với khách đi lại bằng xe cộ của mình, đỗ xe miễn phí có sẵn.
Khi đến Hà Nội, bạn có thể muốn thử tôm tại một trong những nhà hàng lân cận như Quán Ăn Ngon, Nhà hàng Madame Hiên hoặc Cau Go Vietnamese Cuisine Restaurant.
Hà Nội nổi tiếng với những đài kỷ niệm, bao gồm Tượng Đài Vua Lê Thái Tổ và Lenin Statue, nằm không xa Melia Hotel Hanoi
Giá Phòng: từ 1.900.000
Địa chỉ: 44 Lý Thường Kiệt, Hà Nội

Nguồn: Sưu tầm
Hình: sưu tầm